Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại
Tên khácPhì đại vách ngăn không đối xứng,
hẹp động mạch chủ phì đại phì đại vô căn[1]
Khoa/NgànhBệnh tim
Triệu chứngCảm thấy mệt mỏi, phù nề bàn chân, khó thở, đau ngực, ngất xỉu[2]
Biến chứngSuy tim, Chứng loạn nhịp tim, Ngừng tim[3][4]
Nguyên nhânDi truyền, Bệnh Fabry, Bệnh mất điều hòa của Friedreich, một số loại thuốc[5][6]
Phương pháp chẩn đoánĐiện tâm đồ, siêu âm tim, kiểm tra căng thẳng, xét nghiệm di truyền[7]
Chẩn đoán phân biệtBệnh tim tăng huyết áp, hẹp động mạch chủ, giãn tim[5]
Điều trịThuốc, cấy ghép máy khử rung tim, phẫu thuật[7]
ThuốcThuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, disopyramid[7]
Tiên lượngÍt hơn 1% một năm nguy cơ tử vong (Điều trị)[8]
Dịch tễ1 trên 500 người[9]

Bệnh cơ tim phì đại (tiếng Anh:Hypertrophic cardiomyopathy, viết tắt là HCM) là một bệnh gây nên tình trạng một phần của tim trở nên dày lên mà không có nguyên nhân rõ ràng.[9] Chính điều này dẫn đến việc tim giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả.[3] Các triệu chứng khác nhau của bệnh cơ tim phì đại có thể từ không có cảm giác gì đến mệt mỏi, sưng chân và khó thở.[2] Chứng bệnh này cũng có thể dẫn đến đau ngực hoặc ngất xỉu.[2] Các biến chứng bao gồm suy tim, nhịp tim không đều và đột tử do tim.[3][4]

Điều trị bệnh này có thể bao gồm việc sử dụng thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu hoặc disopyramid.[7] Một máy khử rung tim cấy ghép có thể được khuyến cáo ở những người có một số loại nhịp tim bất thường nhất định.[7] Phẫu thuật, dưới hình thức cắt bỏ tủy hoặc cấy ghép tim, có thể được thực hiện ở những người không cải thiện khi áp dụng các biện pháp khác.[7] Với phương cách điều trị, nguy cơ tử vong do bệnh này ít hơn một phần trăm mỗi năm.[8]

Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng với tỉ lệ khoảng 1 trên 500 người.[9] Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới là bằng nhau.[9] Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng.[9] Mô tả hiện đại đầu tiên của căn bệnh này do Donald Teare công bố vào năm 1958.[10][11]

Tham khảo

  1. ^ “Other Names for Cardiomyopathy”. NHLBI. ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b c “What Are the Signs and Symptoms of Cardiomyopathy?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b c “What Is Cardiomyopathy?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ a b Barsheshet, Alon; Brenyo, Andrew; Moss, Arthur; Goldenberg, Ilan (tháng 7 năm 2011). “Genetics of Sudden Cardiac Death”. Current Cardiology Reports. 13 (5): 364–376. doi:10.1007/s11886-011-0209-y. PMID 21789574.
  5. ^ a b Ferri, Fred F. (2017). Ferri's Clinical Advisor 2018 E-Book: 5 Books in 1 (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 246. ISBN 9780323529570.
  6. ^ “What Causes Cardiomyopathy?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ a b c d e f Gersh BJ, Maron BJ, Bonow RO, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2011). “2011 ACCF/AHA guideline for the diagnosis and treatment of hypertrophic cardiomyopathy: executive summary”. J. Thorac. Cardiovasc. Surg. 142 (6): 1303–38. doi:10.1016/j.jtcvs.2011.10.019. PMID 22093712.
  8. ^ a b Maron, BJ; Ommen, SR; Semsarian, C; Spirito, P; Olivotto, I; Maron, MS (ngày 8 tháng 7 năm 2014). “Hypertrophic cardiomyopathy: present and future, with translation into contemporary cardiovascular medicine”. Journal of the American College of Cardiology. 64 (1): 83–99. doi:10.1016/j.jacc.2014.05.003. PMID 24998133.
  9. ^ a b c d e “Types of Cardiomyopathy”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ Teare D (1958). “Asymmetrical hypertrophy of the heart in young adults”. British Heart Journal. 20: 1–8. doi:10.1136/hrt.20.1.1. PMC 492780.
  11. ^ McKenna WJ, Sen-Chowdhry S (2008). “From Teare to the Present Day: A Fifty Year Odyssey in Hypertrophic Cardiomyopathy, a Paradigm for the Logic of the Discovery Process”. Revista Española de Cardiología. 61 (12): 1239–1244. doi:10.1016/S1885-5857(09)60050-5.