Chứng minh e là số vô tỉ


Một phần của loạt bài về
hằng số toán học e
Tính chất
Ứng dụng
Định nghĩa e
  • Vô tỉ
  • Biểu diễn của e
  • Định lý Lindemann–Weierstrass
Con người
  • John Napier
  • Leonhard Euler
Chủ đề liên quan
  • Giả thuyết Schanuel
  • x
  • t
  • s

Số e được Jacob Bernoulli giới thiệu vào năm 1683. Hơn nửa thế kỷ sau, Euler, người từng là học trò của em trai Jacob, Johann, đã chứng minh rằng e là số vô tỉ; nghĩa là nó không thể được biểu thị bằng thương số của hai số nguyên.

Trong toán học, dạng khai triển số e của Euler

e = n = 0 1 n ! {\displaystyle e=\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}}\!}

được dùng để chứng minh rằng esố vô tỉ. Dưới đây là phép chứng minh bằng phản chứng của Joseph Fourier.

Chứng minh

Giả sử rằng esố hữu tỉ. Khi đó tồn tại các số tự nhiên ab sao cho e = a/b.

Đặt

x = b ! ( e n = 0 b 1 n ! ) {\displaystyle x=b!\,{\biggl (}e-\sum _{n=0}^{b}{\frac {1}{n!}}{\biggr )}\!}

Thay e = a/b vào biểu thức bên trên ta được

x = b ! ( a b n = 0 b 1 n ! ) = a ( b 1 ) ! n = 0 b b ! n ! . {\displaystyle x=b!\,{\biggl (}{\frac {a}{b}}-\sum _{n=0}^{b}{\frac {1}{n!}}{\biggr )}=a(b-1)!-\sum _{n=0}^{b}{\frac {b!}{n!}}\,.}

Số hạng đầu tiên là số nguyên, các số hạng tiếp theo nguyên bởi vì nb, vậy nên x là số nguyên.

Bây giờ chúng ta sẽ chứng minh rằng 0 < x < 1. Thật vậy, thay e bằng dạng khai triển Euler ta được:

x = n = b + 1 b ! n ! > 0 . {\displaystyle x=\sum _{n=b+1}^{\infty }{\frac {b!}{n!}}>0\,.\!}

Với mọi nb + 1 ta có ước lượng bên dưới

b ! n ! = 1 ( b + 1 ) ( b + 2 ) ( b + ( n b ) ) 1 ( b + 1 ) n b , {\displaystyle {\frac {b!}{n!}}={\frac {1}{(b+1)(b+2)\cdots (b+(n-b))}}\leq {\frac {1}{(b+1)^{n-b}}}\,,\!}

và bất đẳng thức trở nên nghiệm ngặt với nb + 2. Thay từng đánh giá vào tổng và sử dụng công thức tính tổng cấp số nhân vô hạn ta được

x = n = b + 1 b ! n ! < k = 1 1 ( b + 1 ) k = 1 b + 1 ( 1 1 1 b + 1 ) = 1 b 1. {\displaystyle x=\sum _{n=b+1}^{\infty }{\frac {b!}{n!}}<\sum _{k=1}^{\infty }{\frac {1}{(b+1)^{k}}}={\frac {1}{b+1}}{\biggl (}{\frac {1}{1-{\frac {1}{b+1}}}}{\biggr )}={\frac {1}{b}}\leq 1.}

Vậy 0 < x < 1, mà không có số nguyên nào giữa 0 và 1, mâu thuẫn này chứng tỏ giả thiết phản chứng là sai, vậy e phải là số vô tỉ.

Tham khảo

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s