City Lights

City Lights
Áp phích mỹ thuật.
Đạo diễnCharlie Chaplin
Sản xuấtCharlie Chaplin
Tác giảCharlie Chaplin
Diễn viênCharlie Chaplin
Virginia Cherrill
Florence Lee
Harry Myers
Âm nhạcCharlie Chaplin
Quay phimRollie Totheroh
Gordon Pollock
Mark Marklatt
Dựng phimCharlie Chaplin
Phát hànhUnited Artists
Công chiếu
30 tháng 1 năm 1931
Độ dài
87 phút
Quốc gia Mỹ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí1.5 triệu USD
Doanh thu5 triệu USD

City Lights (tựa trong tiếng Việt: Ánh sáng đô thị) là một bộ phim câm hài hước - lãng mạn của Mỹ, công chiếu vào năm 1931. Phim được biên kịch và đạo diễn bởi Charlie Chaplin, đồng thời cũng là vai nam chính bên cạnh Virginia Cherrill và Harry Myers. Mặc dù phim tiếng lúc bấy giờ đã có ưu thế hơn hẳn so với phim câm nhưng City Lights vẫn thu được thành công vang dội và được xem như một trong những bộ phim kinh điển nhất của thời đại phim câm.

Nội dung

City Lights mở đầu với cảnh quay lễ khai trương một bức tượng. Sau bài phát biểu (không thành tiếng) của nhà chức trách, người ta kéo tấm vải phủ bức tượng xuống, và nhìn thấy gã lang thang (Charlie Chaplin) đã ngủ ở đấy từ lúc nào. Gã luống cuống bò dậy, rồi trong lúc cố thoát khỏi bức tượng, cái quần của gã mắc ngay vào thanh gươm của bức tượng. Đúng lúc đó quốc ca nổi lên, và người ta phải chào cả gã lẫn bức tượng.

Gã tiếp tục đi lang thang trên đường. Lúc đó, gã gặp rồi đem lòng yêu một cô gái mù (Virginia Cherrill). Cô gái mù cứ nghĩ gã là một nhà triệu phú hào hoa phong nhã, và rất có ấn tượng với nhà triệu phú này. Sau đó, gã lang thang gặp một triệu phú thật sự (Harry Myers). Ông này đang say rượu, chán đời và định tự tử. Thấy thế nên gã liền cứu sống nhà triệu phú. Cảm động, ông ta kết bạn với gã, rước gã về nhà rồi cho ở cùng. Nhưng đến khi tỉnh rượu, ông triệu phú không còn nhận ra gã là ai, lại đuổi gã ra khỏi nhà mình. Từ hôm đó, cứ khi nào ông triệu phú say rượu, ông lại tìm đến anh bạn lang thang của mình.

Gã lang thang quyết định tìm mọi cách để kiếm tiền, nhằm giúp cô gái mù phẫu thuật mắt để cô có thể thấy được ánh sáng. Gã bắt đầu phải làm đủ mọi công việc, mà tệ hại nhất là đi thi đấu quyền Anh. Thua cuộc, gã lại lang thang kiếm tiền. Trong lúc say xỉn, ngài triệu phú hứng chí tặng gã một ngàn đôla, gã dùng tiền để trả tiền nhà và tiền phẫu thuật mắt cho cô gái mù. Không may, khi ông triệu phú tỉnh rượu, gã bị buộc tội ăn cắp tiền. Gã đưa tiền cho cô gái và bảo rằng mình sẽ đi xa. Sau đó, gã bỏ trốn rồi bị bắt vào tù.

Vài tháng sau, cảnh sát thả kẻ lang thang ra. Gã lại lang thang trong bộ đồ rách rưới. Gã bị đám trẻ con trêu ghẹo. Gã đuổi bọn trẻ con đi. Tình cờ gã gặp lại cô gái mù, nay mắt cô đã sáng và đang mở một cửa hàng bán hoa với bà ngoại (Florence Lee). Ban đầu, cô gái không nhận ra con người hảo tâm đã giúp đỡ cô ngày xưa và cảm thấy thương xót cho gã đàn ông rách rưới. Cô gái giữ tay gã lại và cảm nhận được đây là bàn tay đã hết lòng giúp đỡ mình, đã hi sinh bản thân để giúp cho mình lại nhìn thấy ánh sáng. Cô nhìn thẳng vào mắt gã và hỏi: "You?" (Là anh?). Gã lang thang ngây ngô gật đầu, cố mỉm một nụ cười. Và gã hỏi lại: "You can see now?" (Em có thể thấy rồi chứ?). Cô gái bật khóc và trả lời: "Yes, I can see now" (Vâng, em đã thấy).

Diễn viên

Charlie Chaplin và Virginia Cherrill trong phim City Lights.
Một cảnh trong phim City Lights.
  • Charlie Chaplin vai Gã lang thang (The Tramp)
  • Virginia Cherrill vai Cô gái mù
  • Florence Lee vai Bà ngoại của cô gái mù
  • Harry Myers vai Nhà triệu phú
  • Al Ernest Garcia vai Quản gia của nhà triệu phú
  • Hank Mann vai Đấu thủ quyền Anh
  • Henry Bergman vai Thị trưởng
  • Albert Austin vai Nhân công quét đường

Vinh dự

  • Năm 1992, City Lights được chọn lưu trữ trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Mỹ vì "tính văn hóa, lịch sử và tín hiệu thẩm mỹ".

Danh sách của AFI

Chú thích

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến điện ảnh này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Phim của Charlie Chaplin
Keystone Studios
  • Making a Living (1914)
  • Kid Auto Races at Venice (1914)
  • Mabel's Strange Predicament (1914)
  • A Thief Catcher (1914)
  • Between Showers (1914)
  • A Film Johnnie (1914)
  • Tango Tangles (1914)
  • His Favourite Pastime (1914)
  • Cruel, Cruel Love (1914)
  • The Star Boarder (1914)
  • Mabel at the Wheel (1914)
  • Twenty Minutes of Love (1914)
  • Caught in a Cabaret (1914)
  • Caught in the Rain (1914)
  • A Busy Day (1914)
  • The Fatal Mallet (1914)
  • Her Friend the Bandit (1914)
  • The Knockout (1914)
  • Mabel's Busy Day (1914)
  • Mabel's Married Life (1914)
  • Laughing Gas (1914)
  • The Property Man (1914)
  • The Face on the Bar Room Floor (1914)
  • Recreation (1914)
  • The Masquerader (1914)
  • His New Profession (1914)
  • The Rounders (1914)
  • The New Janitor (1914)
  • Those Love Pangs (1914)
  • Dough and Dynamite (1914)
  • Gentlemen of Nerve (1914)
  • His Musical Career (1914)
  • His Trysting Place (1914)
  • Tillie's Punctured Romance (1914)
  • Getting Acquainted (1914)
  • His Prehistoric Past (1914)
Essanay Studios
  • His New Job (1915)
  • A Night Out (1915)
  • The Champion (1915)
  • In the Park (1915)
  • A Jitney Elopement (1915)
  • The Tramp (1915)
  • By the Sea (1915)
  • Work (1915)
  • A Woman (1915)
  • The Bank (1915)
  • Shanghaied (1915)
  • A Night in the Show (1915)
  • A Burlesque on Carmen (1915)
  • Police (1916)
  • Triple Trouble (1918)
Mutual Film Corp
  • The Floorwalker (1916)
  • The Fireman (1916)
  • The Vagabond (1916)
  • One A.M. (1916)
  • The Count (1916)
  • The Pawnshop (1916)
  • Behind the Screen (1916)
  • The Rink (1916)
  • Easy Street (1917)
  • The Cure (1917)
  • The Immigrant (1917)
  • The Adventurer (1917)
First National
  • A Dog's Life (1918)
  • The Bond (1918)
  • Shoulder Arms (1918)
  • Sunnyside (1919)
  • A Day's Pleasure (1919)
  • The Kid (1921)
  • The Idle Class (1921)
  • Pay Day (1922)
  • The Pilgrim (1923)
United Artists
Later productions
  • A King in New York (1957)
  • A Countess from Hong Kong (1967)
See also
  • The Chaplin Revue (1959)
  • The Freak (unfinished)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata