Hang động núi lửa Krông Nô

Map
Bản đồ
Núi lửa tại xã Buôn Choáh

Hang động núi lửa Krông Nô là một hệ thống hang động núi lửa tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.[1][2][3]

Đây là một hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan dài 25 km, trải dài từ miệng núi lửa buôn Choar dọc theo chiều dài sông Sêrêpôk đến khu vực thác Đray Sáp[4]. Hang xác lập kỷ lục về quy mô, độ dài cũng như tính độc đáo tại Đông Nam Á, được các nhà khoa học thuộc Bảo tàng địa chất Việt Nam (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) cùng các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy vào năm 2014 sau 7 năm nghiên cứu.[1][3][5]

Trong đó, hang C7 12°30′28,8″B 107°54′41,58″Đ / 12,5°B 107,9°Đ / 12.50000; 107.90000 có dạng ống dài 1.066,5 m là hang dung nham núi lửa dài và lớn nhất Đông Nam Á. Hang C3 12°30′58,68″B 107°53′53,7″Đ / 12,5°B 107,88333°Đ / 12.50000; 107.88333 dài 594,4 m xếp thứ nhì Đông Nam Á. Hang A1 12°28′16″B 107°56′35,19″Đ / 12,47111°B 107,93333°Đ / 12.47111; 107.93333 dài 456,7 m xếp thứ năm Đông Nam Á... Trong hang có nhiều cấu tạo đặc trưng cho quá trình phun trào của núi lửa như các ngấn dung nham, hốc sụt. Hầu hết hang động ở đây có hình ống, và còn có ngã rẽ nối với nhau thành những vòng tròn. Nhiều miệng hang sâu tới cả chục mét, phải dùng thiết bị chuyên dụng mới có thể leo xuống. Khác với bên trong hang chỉ có loài dương xỉ cư trú, phía bên ngoài có thảm thực vật khá phong phú.[6]

Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu hệ thống hang động, các nhà khoa học đã phát hiện các dấu tích cư trú của các bộ lạc thời tiền sử cách đây khoảng 6.000 - 7.000 năm. Tháng 9 năm 2018, các nhà khoa học công bố những dấu tích sinh sống của người tiền sử được tìm thấy[7]. Trước đó, trên thế giới chỉ có hệ thống hang động núi lửa ở Hàn Quốc phát hiện có dấu tích sinh sống của con người.[8]

Hiện nay, hệ thống hang động này vẫn chưa chính thức khai thác du lịch.

Chú thích

  1. ^ a b “Công viên địa chất Đắk Nông chính thức gia nhập vào mạng lưới công viên địa chất toàn cầu”. Trang thông tin điện tử tổng hợp Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Đắk Nông. 17 tháng 7 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ “Hang động núi lửa Đắk Nông: Hội đủ yếu tố công viên địa chất”. Báo điện tử Chính phủ. 28 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ a b “Hang động núi lửa Krông Nô được đề cử là công viên địa chất toàn cầu”. Báo điện tử Chính phủ. 26 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ “Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á vừa phát hiện ở Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. 25 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ “Chung tay xây dựng Công viên địa chất núi lửa Krông Nô”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông. 16 tháng 12 năm 2016.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á ở Tây Nguyên”. Báo điện tử VnExpress. 19 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ “Phát hiện xương người tiền sử trong hang núi lửa ở Đắk Nông”. Báo điện tử Chính phủ. 17 tháng 9 năm 2018.
  8. ^ “Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô được đề cử "Công viên địa chất toàn cầu"”. Báo Công an nhân dân điện tử. 26 tháng 9 năm 2019.

Xem thêm

Bài viết tỉnh Đắk Nông, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Du lịch Đắk Nông
Thác nước

Thác Diệu Thanh · Thác Ba Tầng · Thác Đăk Nông · Thác Trinh Nữ · Thác Đray Sáp · Thác Gia Long · Thác Hương Giang · Thác Liêng Nung · Thác Đắk G'Lun

Thiên nhiên

KBT TN Nam Nung · VQG Tà Đùng · Cao nguyên Mơ Nông · Cao nguyên Jubát · Hồ Ea Snô · Hang động núi lửa Krông Nô · Sông Krông Nô · Hồ Tây

Lịch sử - Văn hóa

VH Cồng Chiêng Tây Nguyên · Địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh · Khu di tích N’Trang Lơng · Căn cứ kháng chiến B4 · Ngục Đắk Mil

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc
Trung bộ
Nam
Trung bộ
Nam bộ

Di tích quốc gia đặc biệt ● Hang động ● Thác nước ● Đèo ● Chùa ● Đình ● Đền ● Nhà thờ ● Tháp cổ ●

Tháp Chăm * Hình ảnh