Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968

Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968
Một phần của Làn sóng biểu tình 1968
Tấm bia tưởng niệm tại Đại học Warszawa vinh danh sinh viên đòi quyền tự do ngôn luận năm 1968
NgàyTháng 3 năm 1968
Địa điểm
Một số thành phố trên khắp Ba Lan, bao gồm Warszawa, Kraków, Lublin, Gliwice, Wrocław, Gdańsk, Poznań và Łódź
Nguyên nhânYêu cầu và phản đối của những người theo chủ nghĩa cải lương, khủng hoảng chính trị trong PZPR.

Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968, ở Ba Lan còn gọi là March 1968, Tháng ba Sinh viên hay Sự kiện Tháng ba (tiếng Ba Lan: Marzec 1968; studencki Marzec; wydarzenia marcowe), là một loạt các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức và các cuộc biểu tình khác chống lại đảng cầm quyền là Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (PZPR) ở Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.[1] Lực lượng an ninh sau đó đã đàn áp các cuộc đình công của sinh viên ở tất cả các trung tâm học thuật lớn trên cả nước và sau đó đàn áp phong trào bất đồng chính kiến ở Ba Lan. Nó cũng đi kèm với tình trạng di cư hàng loạt sau một chiến dịch bài Do Thái dưới danh nghĩa "chống chủ nghĩa phục quốc Do Thái".[2][3][4][5] do Bộ trưởng Bộ nội vụ, Tướng Mieczysław Moczar, tiến hành với sự chấp thuận của Bí thư thứ nhất Władysław Gomułka của PZPR. Các cuộc biểu tình diễn ra đồng thời với với các sự kiện của Mùa xuân Praha ở nước láng giềng Tiệp Khắc, mở ra những hy vọng mới về cải cách dân chủ trong giới trí thức. Tình trạng bất ổn ở Tiệp Khắc lên đến đỉnh điểm khi Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc vào ngày 20 tháng 8 năm 1968.[6][7]

Chiến dịch chống chủ nghĩa phục quốc Do Thái bắt đầu vào năm 1967 và được thực hiện cùng với việc Liên Xô cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Israel sau Chiến tranh Sáu Ngày. Tủy nhiên, chiến dịch này cũng liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực trong chính nội bộ PZPR. Các cuộc thanh trừng tiếp theo trong đảng cầm quyền, do phe của Moczar và lãnh đạo, đã không lật đổ được chính phủ của Gomułka, nhưng dẫn đến việc hàng nghìn người cộng sản gốc Do Thái phải chạy trốn lưu vong ra khỏi Ba Lan, bao gồm các chuyên gia, quan chức đảng và các viên chức cảnh sát mật do Joseph Stalin bổ nhiệm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những màn thể hiện sự ủng hộ công khai được dàn dựng cẩn thận, các công nhân nhà máy trên khắp Ba Lan đã tập hợp lại để công khai tố cáo chủ nghĩa phục quốc Do Thái.[2][8] Ít nhất 13.000 người Ba Lan gốc Do Thái đã rời nước này vào những năm 1968–72 do bị sa thải và nhiều hình thức quấy rối khác.[9][10][11]

Chú thích

  1. ^ Kemp-Welch, Anthony (2008). Poland under communism: a Cold War history. Cambridge University Press. ISBN 978-0-511-38738-8.
  2. ^ a b Dariusz Stola. ""The Anti-Zionist Campaign in Poland of 1967–1968." Lưu trữ 2020-06-07 tại Wayback Machine The American Jewish Committee research grant. See: D. Stola, Fighting against the Shadows (reprint), in Robert Blobaum, ed., Antisemitism and Its Opponents in Modern Poland. Cornell University Press, 2005.
  3. ^ Stola, Dariusz (1 tháng 3 năm 2006). “Anti-Zionism as a Multipurpose Policy Instrument: The Anti-Zionist Campaign in Poland, 1967–1968”. Journal of Israeli History. 25 (1): 175–201. doi:10.1080/13531040500503021. ISSN 1353-1042. S2CID 159748636. The "anti-Zionist" current of the campaign contained old anti-Semitic cliche's, new 'socialist' charges or old ones recycled. The old accusations could have been (and sometimes actually were) copied from prewar anti-Semitic literature.
  4. ^ Cherry, Robert D.; Orla-Bukowska, Annamaria (2007). Rethinking Poles and Jews: Troubled Past, Brighter Future. Rowman & Littlefield. tr. 36. ISBN 978-0-7425-4666-0. Marian Marzynski is a Polish Jew who survived the Holocaust hidden in a Catholic orphanage only to leave in 1968 during the regime's anti-Semitic campaign
  5. ^ Marcus, George E. (1993). Perilous States: Conversations on Culture, Politics, and Nation. University of Chicago Press. tr. 226. ISBN 978-0-226-50447-6. The anti-Semitic campaign of 1968 probably began as a fight within the Communist Party, which used anti- Semitism as a tool."
  6. ^ Excel HSC modern history By Ronald E. Ringer. Page 384.
  7. ^ Encyclopedia of the Cold War, Volume 1 By Ruud van Dijk. Page 374. Taylor & Francis, 2008. ISBN 0-415-97515-8. 987 pages.
  8. ^ The world reacts to the Holocaust By David S. Wyman, Charles H. Rosenzveig. Ibidem. Pages 120-122.
  9. ^ Dariusz Stola, Kampania antysyjonistyczna w Polsce 1967 - 1968 [The Anti-Zionist Campaign in Poland 1967–1968], pp. 213, 414, published by Instytut Studiów Politycznych Polskiej Akademii Nauk, Warsaw 2000, ISBN 83-86759-91-7
  10. ^ Andrzej Leon Sowa, Historia polityczna Polski 1944–1991 [The Political History of Poland 1944–1991], pp. 346–347, Wydawnictwo Literackie, Kraków 2011, ISBN 978-83-08-04769-9 Book review at Historia.org.pl.
  11. ^ Monika Krawczyk (March 2013), Nie zapomnę o Tobie, Polsko! (I will not forget you, Poland). Lưu trữ 16 tháng 11 2018 tại Wayback Machine Forum Żydów Polskich.

Đọc thêm

  • Antisemitism and Its Opponents in Modern Poland, Robert Blobaum, Cornell University Press, 2005, ISBN 978-0801489693
  • Poland marks 50 years since 1968 anti-Semitic purge

Liên kết ngoài

  • March '68, Institute of National Remembrance Lưu trữ 2019-02-01 tại Wayback Machine
  • 1968 in Poland: Photo Gallery at Prague Writers' Festival
  • The Limits of Interpretation: Umberto Eco on Poland's 1968 Student Protests
  • Andrea Genest, From Oblivion to Memory. Poland, the Democratic Opposition and 1968
  • Tom Junes, The Polish 1968 Student Revolt
  • x
  • t
  • s
Làn sóng biểu tình 1968
Phong trào
Sự kiện
  • Các cuộc biểu tình tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ 1968
    • "The whole world is watching"
  • Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968
  • Các cuộc biểu tình 1968 ở Ai Cập
  • Các cuộc biểu tình sinh viên 1968 ở Nam Tư
  • Bạo động Miami 1968
  • Biểu tình tại Quảng trường Đỏ 1968
  • Cuộc nổi dậy Sénégal 1968
  • Bạo động Båstad
  • Trận Valle Giulia
  • Diễn văn ngày 21 tháng 8 năm 1968 của Ceaușescu
  • Các cuộc be-in ở Công viên Trung tâm
  • Biểu tình tại Đại học Columbia 1968
  • Đình công nho Delano
  • Bãi công Đông Los Angeles
  • Các cuộc bạo động ám sát King
  • Biến cố Mafeje
  • Tuần hành Một trăm ngàn
  • Bất ổn tại Pháp tháng 5 năm 1968
  • Cuộc đình công vệ sinh Memphis
  • Biểu tình Miss America
  • Chiễm giữ Tòa nhà Student Union
  • Cuộc tuần hành Người nghèo
  • Mùa xuân Praha
  • Nổi loạn Presidio
  • Bạo động Rodney
  • Bạo động Shinjuku
  • Tuần hành Thầm lặng
  • Vụ chiếm giữ Vanha
  • Các cuộc đình công 1968 của Mặt trận Giải phóng Thế giới thứ ba
  • Thảm sát Tlatelolco
Liên quan