Pythagoras

6th century BC Greek philosopher and mysticBản mẫu:SHORTDESC:6th century BC Greek philosopher and mystic
Pythagoras
Marble bust of a man with a long, pointed beard, wearing a tainia, a kind of ancient Greek headcovering in this case resembling a turban. The face is somewhat gaunt and has prominent, but thin, eyebrows, which seem halfway fixed into a scowl. The ends of his mustache are long a trail halfway down the length of his beard to about where the bottom of his chin would be if we could see it. None of the hair on his head is visible, since it is completely covered by the tainia.
Tượng bán thân khắc họa chân dung Pythagoras xứ Samos, đặt tại
Bảo tàng Capitoline, Roma[1]
Sinhk. 570 TCN
Samos
Mấtk. 495 TCN (khoảng 75 tuổi)
Crotone hoặc Metapontum
Thời kỳTriết học tiền Socrates
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa Pythagoras
Đối tượng chính
Tư tưởng nổi bật
  • Chủ nghĩa công xã
  • Thuyết luân hồi
  • Musica universalis

Các tư tưởng được gán cho ông:
Ảnh hưởng bởi
    • Thales
    • Anaximander
    • Pherecydes
    • Themistoclea
    • Đạo Orpheus
Ảnh hưởng tới
    • Chủ nghĩa Pythagoras
    • Xenophanes
    • Empedocles
    • Platon
    • Aristoteles

Pythagoras xứ Samos (tiếng Hy Lạp cổ: Πυθαγόρας ὁ Σάμιος, chuyển tự Pythagóras ho Sámios, nguyên văn 'Pythagoras người Samos', hoặc Πυθαγόρας; Πυθαγόρης trong tiếng Hy Lạp Ionia; k. 570 – k. 495 TCN), hay Py-ta-go theo phiên âm tiếng Việt, là một nhà triết học Hy Lạp Ionian cổ đại, đã có công sáng lập học phái Pythagoras. Những lời dạy của ông về chính trị và tôn giáo từng một thuở rất có tiếng tăm ở Magna Graecia, đã gây ảnh hưởng đến các triết gia lỗi lạc như Platon, Aristoteles. Và cũng chính qua những vị này mà ảnh hưởng đến triết học phương Tây nói chung. Tuy còn nhiều khuất tất xung quanh thân thế của Pythagoras, song ông có lẽ là con trai của Mnesarchus, một người thợ khắc ngọc quý trên hòn đảo Samos. Các học giả hiện đại bất đồng về học vấn và tầm ảnh hưởng của Pythagoras, nhưng nhất trí rằng, vào khoảng năm 530 TCN, ông đã lữ hành tới Croton miền nam Ý, nơi ông thu nạp nhiều đồ đệ và dạy cách sống khổ tu theo kiểu công xã dưới ngôi trường do mình thành lập.

Học thuyết được xác định một cách chắc chắn thuộc về Pythagoras là metempsychosis, hay "sự đầu thai/luân hồi của hồn". Theo đó, ông cho rằng hồn là thứ bất tử, sau khi chết đi, sẽ nhập vào cơ thể khác. Ngoài ra, ông có lẽ là người đề xướng thuyết musica universalis, cho rằng các hành tinh di chuyển theo quy luật của các phương trình toán học, vì thế cộng hưởng và tạo nên bản hòa tấu ca mà ta không thể nghe thấy. Hiện còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề liệu Pythagoras có thực sự đã phát triển các học thuyết số học và nhạc lý được quy cho ông hay không, hay chúng chỉ là sáng kiến từ các học trò của ông, đặc biệt là Philolaus xứ Croton. Sau chiến thắng của Croton trước thị quốc Sybaris vào khoảng năm 510 TCN, môn phái Pythagoras mâu thuẫn với những người ủng hộ chế độ dân chủ. Cuộc xung đột đã dẫn đến việc các hội quán Pythagoras bị thiêu rụi; bản thân Pythagoras có lẽ đã bị giết trong sự biến ấy, hoặc ông đã chạy trốn kịp thời tới Metapontum và dành phần đời còn lại ở đó.

Nguồn tiểu sử

Hình minh họa giả tưởng về Pythagoras từ một bản chạm khắc thế kỷ thứ 17

Hiện không có bất kỳ một bản thảo xác tín nào của Pythagoras còn tồn tại,[2][3][4] và ta hầu như không biết gì về cuộc đời ông.[5][6][7] Những nguồn sớm nhất về cuộc đời Pythagoras rất vắn tắt, mơ hồ, và thường mang dụng ý châm biếm.[4][8][9] Nguồn sớm nhất về những giáo huấn của Pythagoras là một bài thơ châm biếm, có lẽ được viết sau khi ông qua đời bởi Xenophanes xứ Colophon, một người cùng thời với Pythagoras.[10][11] Trong bài thơ, Xenophanes miêu tả cảnh Pythagoras đứng ra bênh vực một con chó đang bị đánh đập, giãi bày rằng ông nhận ra giọng nói của một người bạn quá cố trong tiếng kêu khẩn của con chó.[9][10][12][13] Alcmaeon xứ Croton, một dược sĩ sống ở Croton đồng thời với khi Pythagoras lưu trú tại đó,[10] đã hợp nhất rất nhiều giáo huấn của Pythagoras vào các trước tác của mình[14] và cũng dường như quen biết Pythagoras.[14] Nhà thơ Heraclitus xứ Ephesus, sinh ra ở nơi cách xa Samos vài dặm đường biển và có lẽ sống cùng thời với Pythagoras,[15] gièm pha Pythagoras là một kẻ bịp bợm,[8][15] nhận định rằng "Pythagoras, con trai của Mnesarchus, rèn luyện khả năng chiêm nghiệm hơn bao kẻ khác, và lựa chọn từ những trước tác này mà ông ta đã có thể tạo nên một trí khôn cho bản thân — [kiểu trí khôn] đểu giả tinh ranh, học lắm."[8][15]

Tiểu sử

Thuở đầu

Không một chi tiết nào về cuộc đời của Pythagoras mà lại không mâu thuẫn với chính nó. Song cũng rất khả dĩ, bằng cách chắt lọc dữ liệu ít nhiều mang tính phản biện, ta có thể tái dựng một tường thuật hợp lý [về cuộc đời Pythagoras].

— Walter Burkert, 1972[16]

Herodotus,[17] Isocrates, và văn tịch thuở sớm đồng thuận rằng Pythagoras là con trai của Mnesarchus,[18][19] và rằng ông chào đời trên hòn đảo Samos thuộc Hy Lạp phía đông Biển Aegean.[2][19][20][21] Theo như những tường thuật ấy, cha Pythagoras không phải là thổ dân của hòn đảo, mặc dù ông đã nhập tục với nơi đó,[20] song Iamblichus lại cho rằng ông đúng là dân bản địa.[22] Tương truyền Mnesarchus là một thợ khắc ngọc hoặc một thương nhân khá giả,[23][24][25] song lai lịch của ông còn mơ hồ và nhiều mâu thuẫn.[26][a] Mẹ Pythagoras xuất thân trong một gia đình geomoroi tại Samos.[27] Apollonius xứ Tyana cho biết tên bà là Pythaïs.[28][29] Theo lời kể của Iamblichus, bà ấy khi mang thai Pythagoras đã nghe lời sấm của nữ tư tế Pythia, rằng bà sẽ hạ sinh một cậu trai hết mực tuấn tú, khôi ngô, và phước đức cho toàn nhân loại.[30] Aristoxenus khẳng định Pythagoras rời Samos dưới thời Polycrates cai trị, ở tuổi 40; điều này ngụ ý ông sinh năm 570 TCN.[31] Tên của Pythagoras dường như có mối tương liên với thần Apollo của Pythia (Pūthíā); Aristippus xứ Cyrene vào thế kỷ thứ 4 TCN đã giải thích tên gọi này như sau: "Ông ấy nói [ἀγορεύω, agoreúō] sự thật thường xuyên chẳng khác nào vị Pythia [πυθικός puthikós]".[30]

Trong những năm hình thành của Pythagoras, Samos là một trung tâm văn hóa thịnh vượng được biết đến với những kỳ tích về kỹ thuật kiến ​​trúc tiên tiến, bao gồm cả việc xây dựng Đường hầm Eupalinos, và văn hóa lễ hội náo nhiệt của nó.[32] Đó là một trung tâm thương mại lớn ở Aegean, nơi các thương nhân mang hàng hóa từ vùng Cận Đông đến.[2] Theo Christiane L. Joost-Gaugier, những thương nhân này gần như chắc chắn đã mang theo những tư tưởng và truyền thống Cận Đông.[2] Thời thơ ấu của Pythagoras nằm trong giai đoạn nở rộ của triết học tự nhiên thời kỳ đầu của người Ionia.[19][33] Ông là người cùng thời với triết gia Anaximander,Anaximenes, và nhà sử học Hecataeus, tất cả đều sống ở Miletus, bên kia biển Samos.[33]

Xem thêm

  • Cosmos
  • Ex pede Herculem
  • Isopsephy (gematria)
  • Luýt Pythagoras
  • Cây Pythagoras
  • Comma Pythagoras
  • Cốc Pythagoras
  • Bộ ba Pythagoras
  • Pythagoras (nhà điêu khắc)
  • Hình học thiêng

Tham khảo

Phụ chú

  1. ^ Một số nhà văn cho hay ông là người Tursēnoi tới từ Lemnos, hoặc một người Phlius, hoặc một thổ dân Samos, và tên cha ông là Marmacus hoặc Demaratus: Diogenes Laërtius, viii. 1; Porphyry, Vit. Pyth. 1, 2; Justin, xx. 4; Pausanias, ii. 13; Iamblichus, ii. 4. Do sự bất nhất này, một số học giả hiện đại "chỉ đơn giản chấp nhận Pythagoras và cha ông là người Hy Lạp thuần gốc": Felix Jacoby, Jan Bollansée, Guido Schepens (1998) Die Fragmente Der Griechischen Historiker, Continued, BRILL. tr. 296, n. 73

Trích dẫn

  1. ^ Joost-Gaugier 2006, tr. 143.
  2. ^ a b c d Joost-Gaugier 2006, tr. 11.
  3. ^ Celenza 2010, tr. 796.
  4. ^ a b Ferguson 2008, tr. 4.
  5. ^ Ferguson 2008, tr. 3–5.
  6. ^ Gregory 2015, tr. 21–23.
  7. ^ Copleston 2003, tr. 29.
  8. ^ a b c Kahn 2001, tr. 2.
  9. ^ a b Burkert 1985, tr. 299.
  10. ^ a b c Joost-Gaugier 2006, tr. 12.
  11. ^ Riedweg 2005, tr. 62.
  12. ^ Diogenes Laërtius, viii. 36
  13. ^ Copleston 2003, tr. 31.
  14. ^ a b Joost-Gaugier 2006, tr. 12–13.
  15. ^ a b c Joost-Gaugier 2006, tr. 13.
  16. ^ Burkert 1972, tr. 106.
  17. ^ Herodotus, Histories, 4.95 (trong văn bản gốc tiếng Hy Lạp và bản dịch tiếng Anh: [1] [2])
  18. ^ Joost-Gaugier 2006, tr. 16.
  19. ^ a b c Kahn 2001, tr. 6.
  20. ^ a b Ferguson 2008, tr. 12.
  21. ^ Kenny 2004, tr. 9.
  22. ^ Ferguson 2008, tr. 11.
  23. ^ Porphyry, Vita Pythagorae, Leipzig, 1886; Porphyry, Life of Pythogoras in M. Hadas and M. Smith, Heroes and Gods, London, 1965.
  24. ^ Clemens von Alexandria: Stromata I 62, 2–3, cit. Eugene V. Afonasin; John M. Dillon; John Finamore biên tập (2012), Iamblichus and the Foundations of Late Platonism, Leiden and Boston: Brill, tr. 15, ISBN 978-90-04-23011-8
  25. ^ Joost-Gaugier 2006, tr. 21.
  26. ^ Ferguson 2008, tr. 11–12.
  27. ^ Ferguson 2008, tr. 15.
  28. ^ Taub 2017, tr. 122.
  29. ^ Apollonius of Tyana ap. Porphyry, Vit. Pyth. 2.
  30. ^ a b Riedweg 2005, tr. 59.
  31. ^ Porphyry, Vit. Pyth. 9
  32. ^ Riedweg 2005, tr. 45–47.
  33. ^ a b Riedweg 2005, tr. 44–45.

Thư mục

Nguồn cổ điển
  • Diogenes Laërtius, Vitae philosophorum VIII (Cuộc đời của những triết gia xuất sắc), k. 200 CN, thông tin trong cuốn này trích dẫn từ một bản bình phẩm của Alexander Polyhistor — Bản mẫu:Cite LotEP
  • Porphyry, Vita Pythagorae (Cuộc đời Pythagoras), k. 270 CN — Porphyry, Life of Pythagoras, dịch sang tiếng Anh bởi Kenneth Sylvan Guthrie (1920)
  • Iamblichus, De Vita Pythagorica (Về cuộc đời Pythagoras), k. 300 CN — Iamblichus, Life of Pythagoras Lưu trữ 2019-02-11 tại Wayback Machine, dịch sang tiếng Anh bởi Kenneth Sylvan Guthrie (1920)
  • Apuleius, tiếp nối bởi Aristoxenus, viết về Pythagoras trong Apologia, k. 150 CN, bao gồm câu chuyện ông được dạy dỗ bởi Zarathustra — câu chuyện cũng được đề cập bởi Clêmentê thành Alexandria. (Vasunia 2007, tr. 246)
  • Hierocles thành Alexandria, Golden Verses of Pythagoras, k. 430 CN
Nguồn hiện đại thứ cấp
  • Asheri, David; Lloyd, Alan; Corcella, Aldo (2007), A Commentary on Herodotus, Books 1–4, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-814956-9
  • Bowra, C. M. (1994) [1957], The Greek Experience, London, England: Weidenfeld & Nicolson History, ISBN 978-1-85799-122-2
  • Bregman, Jay (2002), “Neoplatonism and American Aesthetics”, trong Alexandrakis, Aphrodite; Moulafakis, Nicholas J. (biên tập), Neoplatonism and Western Aesthetics, Studies in Neoplatonism: Ancient and Modern, 12, Albany, New York: State University of New York Press, ISBN 978-0-7914-5280-6
  • Bruhn, Siglind (2005), The Musical Order of the Universe: Kepler, Hesse, and Hindemith, Interfaces Series, Hillsdale, New York: Pendragon Press, ISBN 978-1-57647-117-3
  • Borlik, Todd A. (2011), Ecocriticism and Early Modern English Literature: Green Pastures, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN 978-0-203-81924-1
  • Burkert, Walter (1 tháng 6 năm 1972), Lore and Science in Ancient Pythagoreanism, Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, ISBN 978-0-674-53918-1
  • Burkert, Walter (1985), Greek Religion, Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, ISBN 978-0-674-36281-9
  • Cameron, Alan (2004), Greek Mythography in the Roman World, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-803821-4
  • Carpenter, Rhys (1921), The Esthetic Basis Of Greek Art: Of The Fifth And Fourth Centuries B.C, Bryn Mawr, Pennsylvania: Bryn Mawr College, ISBN 978-1-165-68068-9
  • Christensen, Thomas (2002), The Cambridge History of Western Music Theory, Cambridge, England: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-62371-1
  • Cornelli, Gabriele; McKirahan, Richard (2013), In Search of Pythagoreanism: Pythagoreanism as an Historiographical Category, Berlin, Germany: Walter de Gruyter, ISBN 978-3-11-030650-7
  • Copleston, Frederick (2003) [1946], “The Pythagorean Society”, A History of Philosophy, 1 Greece and Rome, London, England and New York City, New York: Continuum, ISBN 978-0-8264-6947-2
  • Dicks, D. R. (1970), Early Greek Astronomy to Aristotle, Ithaca, New York: Cornell University Press, ISBN 978-0-8014-0561-7
  • Dillon, Sheila (24 tháng 12 năm 2005), Ancient Greek Portrait Sculpture: Context, Subjects, and Styles, Cambridge, England: Cambridge University Press, ISBN 978-1-107-61078-1
  • Ferguson, Kitty (2008), The Music of Pythagoras: How an Ancient Brotherhood Cracked the Code of the Universe and Lit the Path from Antiquity to Outer Space, New York City, New York: Walker & Company, ISBN 978-0-8027-1631-6
  • French, Peter J. (2002) [1972], John Dee: The World of the Elizabethan Magus, New York City, New York and London, England: Routledge, ISBN 978-0-7448-0079-1
  • Celenza, Christopher (2010), “Pythagoras and Pythagoreanism”, trong Grafton, Anthony; Most, Glenn W.; Settis, Salvatore (biên tập), The Classical Tradition, Cambridge, Massachusetts and London, England: The Belknap Press of Harvard University Press, tr. 796–799, ISBN 978-0-674-03572-0
  • Grant, Michael (1989), The Classical Greeks, History of Civilization, New York City, New York: Charles Schribner's Sons, ISBN 978-0-684-19126-3
  • Gregory, Andrew (2015), “The Pythagoreans: Number and Numerology”, trong Lawrence, Snezana; McCartney, Mark (biên tập), Mathematicians and their Gods: Interactions between Mathematics and Religious Beliefs, Oxford, England: Oxford University Press, tr. 21–50, ISBN 978-0-19-870305-1
  • Guthrie, W. K. (1979), A History of Greek Philosophy: Earlier Presocratics and the Pythagoreans, Cambridge, England: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-29420-1
  • Haag, Michael (2013), Inferno Decoded: The Essential Companion to the Myths, Mysteries and Locations of Dan Brown's Inferno, London, England: Profile Books, Ltd., ISBN 978-1-78125-180-5
  • Hare, R. M. (1999) [1982], “Plato”, trong Taylor, C. C. W.; Hare, R. M.; Barnes, Jonathan (biên tập), Greek Philosophers: Socrates, Plato, and Aristotle, Past Masters, Oxford, England: Oxford University Press, tr. 103–189, ISBN 978-0-19-285422-3
  • Hermann, Arnold (2005), To Think Like God: Pythagoras and Parmenides—the Origins of Philosophy, Las Vegas, Nevada: Parmenides Publishing, ISBN 978-1-930972-00-1
  • Homann-Wedeking, Ernst (1968), The Art of Archaic Greece, Art of the World, New York City, New York: Crown Publishers
  • Horky, Philip Sydney (2013), Plato and Pythagoreanism, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-989822-0
  • Joost-Gaugier, Christiane L. (2006), Measuring Heaven: Pythagoras and his Influence on Thought and Art in Antiquity and the Middle Ages, Ithaca, New York: Cornell University Press, ISBN 978-0-8014-7409-5
  • Kahn, Charles H. (2001), Pythagoras and the Pythagoreans: A Brief History, Indianapolis, Indiana and Cambridge, England: Hackett Publishing Company, ISBN 978-0-87220-575-8
  • Kenny, Anthony (2004), Ancient Philosophy, A New History of Western Philosophy, 1, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-875273-8
  • Kingsley, Peter (1995), Ancient Philosophy, Mystery, and Magic: Empedocles and the Pythagorean Tradition, Oxford, England: Oxford University Press
  • Langdon, Stephen; Fotheringham, John (1928), The Venus Tablets of Ammizaduga: A solution of Babylonian chronology by means of the Venus observations of the First Dynasty, Oxford University Press, ISBN 978-9-33-362298-1
  • Marincola, John (2001), Greek Historians, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-922501-9
  • McKeown, J. C. (2013), A Cabinet of Greek Curiosities: Strange Tales and Surprising Facts from the Cradle of Western Civilization, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-998210-3
  • O'Meara, Dominic J. (1989), Pythagoras Revived, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-823913-0
  • Press, Gerald A. (2003) [1982], Development of the Idea of History in Antiquity, Montreal, Canada and Kingston, New York: McGill-Queen's University Press, ISBN 978-0-7735-1002-9
  • Pomeroy, Sarah B. (2013), Pythagorean Women: The History and Writings, Baltimore, Maryland: The Johns Hopkins University Press, ISBN 978-1-4214-0956-6
  • Riedweg, Christoph (2005) [2002], Pythagoras: His Life, Teachings, and Influence, Ithaca, New York: Cornell University Press, ISBN 978-0-8014-7452-1
  • Roberts, Jennifer T. (2011), Herodotus: a Very Short Introduction, OXford University Press, ISBN 978-0-19-957599-2
  • Russell, Bertrand (2008) [1945], A History of Western Philosophy, A Touchstone Book, New York City, New York: Simon & Schuster, ISBN 978-0-671-31400-2
  • Russo, Attilio (2004), “Costantino Lascaris tra fama e oblio nel Cinquecento messinese”, Archivio Storico Messinese, LXXXIV–LXXXV: 5–87, especially 51–53, ISSN 0392-0240
  • Schofield, Malcolm (2013), Aristotle, Plato and Pythagoreanism in the First Century BC: New Directions for Philosophy, Cambridge, England: Cambridge University Press, ISBN 978-1-107-02011-5
  • Sherman, William Howard (1995), John Dee: The Politics of Reading and Writing in the English Renaissance, Amherst, Massachusetts: The University of Massachusetts Press, ISBN 978-1-55849-070-3
  • Simoons, Frederick J. (1998), Plants of Life, Plants of Death, Madison, Wisconsin: University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-15904-7
  • Sparks, Kenton L. (1998), Ethnicity and Identity in Ancient Israel: Prolegomena to the Study of Ethnic Sentiments and their Expression in the Hebrew Bible, Winona Lake, IN: Eisenbrauns, ISBN 978-1-57506-033-0
  • Taub, Liba (2017), Science Writing in Greco-Roman Antiquity, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-11370-0
  • Vasunia, Phiroze (2007), “The Philosopher's Zarathushtra”, trong Tuplin, Christopher (biên tập), Persian Responses: Political and Cultural Interaction with(in) the Achaemenid Empire, Swansea: The Classical Press of Wales, ISBN 978-1-910589-46-5
  • Whitehead, Afred North (1953) [1926], Science and the Modern World, Cambridge, England: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-23778-9
  • Zhmud, Leonid (2012), Pythagoras and the Early Pythagoreans, Windle, Kevin; Ireland, Rosh biên dịch, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-928931-8

Liên kết ngoài

Tìm hiểu thêm về
Pythagoras
tại các dự án liên quan
Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
  • PYTAGO tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Pythagoras trên chương trình In Our Time của BBC. (Nghe tại đây) (tiếng Anh)
  • Huffman, Carl, “Pythagoras”, trong Zalta, Edward N. (biên tập), Stanford Encyclopedia of Philosophy (tiếng Anh)
  • "Pythagoras of Samos", Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Trường Toán và Thống kê, Đại học St Andrews, Scotland (tiếng Anh)
  • "Pythagoras and the Pythagoreans, Fragments and Commentary", Dự án văn liệu sử học Arthur Fairbanks Hanover, Khoa Sử học thuộc Hanover College (tiếng Anh)
  • "Pythagoras and the Pythagoreans" Lưu trữ 2009-03-09 tại Wayback Machine, Khoa Toán học, Đại học Texas A&M
  • "Pythagoras and Pythagoreanism", The Catholic Encyclopedia (tiếng Anh)
  • Các tác phẩm của hoặc nói về Pythagoras tại Internet Archive (tiếng Anh)
  • Tác phẩm của Pythagoras trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng) (tiếng Anh)
  • x
  • t
  • s
Nhà toán học
Chính luận
  • Almagest
  • Archimedes Palimpsest
  • Arithmetica
  • Conics (Apollonius)
  • Cơ sở (Euclid)
  • On the Sizes and Distances (Aristarchus)
  • On Sizes and Distances (Hipparchus)
  • On the Moving Sphere (Autolycus)
  • The Sand Reckoner
Vấn đề
Trung tâm
  • x
  • t
  • s
  • Niên biểu
Thời kỳ
Địa lý cổ đại
Thị quốc
Vương quốc
Liên bang/
Bang liên
  • Dorian Hexapolis (k. 1100–560 TCN)
  • Liên minh Italiote (k. 800–389 TCN)
  • Liên minh Ionian (k. 650–404 TCN)
  • Liên minh Peloponnesos (k. 550–366 TCN)
  • Liên minh Amphictyonic (k. 595–279 TCN)
  • Liên minh Akarnanōn (k. 500–31 TCN)
  • Liên minh Hellen (499–449 TCN)
  • Liên minh Delos (478–404 TCN)
  • Liên minh Chalkideōn (430–348 TCN)
  • Liên minh Boeotia (k. 424–k. 395 TCN)
  • Liên minh Aitolian (k. 400–188 TCN)
  • Liên minh Athen thứ hai (378–355 TCN)
  • Liên minh Thessalia (374–196 TCN)
  • Liên minh Arcadia (370–k. 230 TCN)
  • Liên minh Epirote (370–168 TCN)
  • Liên minh Corinth (338–322 TCN)
  • Liên minh Euboean (k. 300 TCN–k. 300 CN)
  • Liên minh Achaean (280–146 TCN)
Chính trị
Athena
Sparta
  • Ekklesia
  • Ephor
  • Gerousia
Macedonia
  • Synedrion
  • Koinon
Quân sự
  • Các cuộc chiến
  • Quân đội Athena
    • Cung thủ Scythia
  • Quân đội Macedonia đời Antigonos
  • Quân đội Macedonia
  • Ballista
  • Cung thủ đảo Creta
  • Quân đội thời kỳ Hy Lạp hóa
  • Hippeis
  • Hoplite
  • Hetairoi
  • Phalanx của Macedonia
  • Quân đội Hy Lạp Mycenae
  • Phalanx
  • Peltast
  • Pezhetairos
  • Sarissa
  • Đội thần binh Thebes
  • Sciritae
  • Quân đội Seleukos
  • Qâun đội Sparta
  • Strategos
  • Toxotai
  • Xiphos
  • Xyston
Nhân vật
Danh sách người Hy Lạp cổ đại
Vua chúa
  • Các vị vua Argos
  • Cá archon của Athens
  • Các vị vua Athens
  • Các vị vua Commagene
  • Diadochi
  • Các vị vua Macedonia
  • Các vị vua Paionia
  • Các vị vua Attalos của Pergamon
  • Các vị vua Pontus
  • Các vị vua Sparta
  • Các bạo chúa Syracuse
Triết gia
Tác giả
Khác
Theo công việc
  • Các nhà địa lý
  • Các nhà triết học
  • Các nhà viết kịch
  • Các nhà thơ
  • Các bạo chúa
Theo văn hóa
  • Các bộ tộc Hy Lạp
  • Danh nhân Hy Lạp Thrace
  • Danh nhân Macedonia cổ đại
Xã hội
  • Nông nghiệp
  • Hệ lịch
  • Trang phục
  • Tiền đúc
  • Ẩm thực
  • Kinh tế
  • Giáo dục
  • Lễ hội
  • Văn hóa dân gian
  • Đồng tính luyến ái
  • Pháp luật
  • Vận hội Olympic
  • Thiếu niên ái
  • Triết học
  • Mại dâm
  • Tôn giáo
  • Nô dịch
  • Quân sự
  • Phong tục cưới hỏi
  • Rượu
Nghệ thuật/
Khoa học
Tôn giáo
Chốn thiêng
Công trình
  • Kho tàng Athens
  • Cổng Sư Tử
  • Trường Thành
  • Philippeion
  • Sân khấu Dionysus
  • Đường hầm Eupalinos
Đền đài
Ngôn ngữ
  • Tiếng Hy Lạp nguyên thủy
  • Tiếng Hy Lạp Mycenae
  • Tiếng Hy Lạp Homeros
  • Phương ngữ
    • Tiếng Hy Lạp Aeolis
    • Tiếng Hy Lạp Arcadia-Síp
    • Tiếng Hy Lạp Attica
    • Tiếng Hy Lạp Doris
    • Tiếng Hy Lạp Epirote
    • Tiếng Hy Lạp Ionia
    • Tiếng Hy Lạp Locris
    • Tiếng Macedonia cổ
    • Tiếng Hy Lạp Pamphylia
  • Tiếng Hy Lạp Koine
Chữ viết
  • Thuộc địa của Hy Lạp
Nam Ý
Sicily
Quần đảo
Eolie
Cyrenaica
Bán đảo
Iberia
Illyria
  • Aspalathos
  • Apollonia
  • Aulon
  • Epidamnos
  • Epidauros
  • Issa
  • Melaina Korkyra
  • Nymphaion
  • Orikon
  • Pharos
  • Tragurion
  • Thronion
Bờ bắc
Biển Đen
Bờ nam
Biển Đen
Danh sách
  • Thị quốc
    • tại Epirus
  • Danh nhân
  • Địa danh
  • Stoae
  • Đền
  • Sân khấu
  • Thể loại Thể loại
  • Cổng thông tin Cổng thông tin
  • Đại cương
  • Cổng thông tin Toán học
  • Cổng thông tin Âm nhạc
  • Cổng thông tin Thiên văn học
  • Cổng thông tin Sao
  • Cổng thông tin Xã hội
  • Cổng thông tin Triết học
  • Cổng thông tin La Mã và Hy Lạp cổ đại
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 90195559
  • BNC: 000096974
  • BNE: XX1160617
  • BNF: cb11920816v (data)
  • CANTIC: a10475813
  • CiNii: DA01257341
  • GND: 118597248
  • ICCU: Italy
  • ISNI: 0000 0003 7498 4682
  • LCCN: n80162846
  • MBA: 37d51ffa-e38a-4c20-8f79-4cb842c94e70
  • NBL: 012799886
  • NDL: 00621326
  • NKC: jn20000701459
  • NLA: 36341093
  • NLG: 28210
  • NLI: 000108373
  • NLK: KAC201717306
  • NLP: a0000001012496
  • NTA: 06997571X
  • PLWABN: 9810651425005606
  • RERO: 02-A000134069
  • RSL: 000046840
  • SELIBR: 228548
  • SNAC: w6814vqx
  • SUDOC: 027085260
  • TDVİA: pisagor
  • Trove: 1248660
  • ULAN: 500329588
  • VcBA: 495/17829
  • VIAF: 162237897
  • WorldCat Identities (via VIAF): 162237897