Senakhtenre Ahmose

Senakhtenre Ahmose
Mảnh vỡ đá vôi có tên Senakhtenre Ahmose được tìm thấy tại Karnak
Mảnh vỡ đá vôi có tên Senakhtenre Ahmose được tìm thấy tại Karnak
Pharaon
Vương triềuCuối thập niên 1560 TCN (Vương triều thứ 17)
Tiên vươngSekhemre-Heruhirmaat Intef
Kế vịSeqenenre Tao
Tên ngai (Praenomen)
Senakhtenre
Bất diệt như Ra
M23
t
L2
t
<
N5
O34
N35
M3
Aa1 X1
D40
N35
>
Tên riêng
Ahmose
Mặt trăng sinh ra
G39N5<
N12mss
>
Tên Horus
Merymaat[1]
Được Ma'at yêu mến
G5
mriimAatt
Z1
Hôn phốiTetisheri
Con cáiSeqenenre Tao
Ahhotep I
Ahmose Inhapi
Sitdjehuty
ChaNubkheperre Intef (?)
Mất1560 TCN ?
1558 TCN ?

Senakhtenre Ahmose là vị vua thứ bảy thuộc Vương triều thứ 17 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập. Ông cai trị Thebes của Thượng Ai Cập trong một thời gian ngắn (có lẽ vài tháng đến 1 năm) khi người Hyksos chiếm đóng Hạ Ai Cập. Senakhtenre có thể mất vào năm 1558 TCN hoặc 1560 TCN.

Gia đình

Không rõ Senakhtenre có phải là con của pharaoh Nubkheperre Intef hay không. Ông có 4 người con: pharaoh Seqenenre Tao và 3 công chúa khác: nữ hoàng Ahhotep I, Ahmose-Inhapiy và Sitdjehuty; cả 3 đều là vợ của Seqenenre Tao. Người phối ngẫu duy nhất của ông là hoàng hậu Tetisheri, không mang dòng máu hoàng gia, nhận danh hiệu "Người vợ hoàng gia vĩ đại" và được gọi là "Mẹ của mẹ tôi" bởi Ahmose I[2], cháu của bà.

Tên riêng

Theo cuộn giấy Abbott Papyrus, có 2 vị vua cùng mang tên là Tao. Tao I được đề cập trong đó chính là Seqenenre Tao và tên riêng của ông được viết đầy đủ. Vì vậy, giả thuyết Tao II được cho là Senakhtenre đã chiếm ưu thế mãi đến năm 2012, được đồng tình bởi nhà nghiên cứu Darrell Baker[3]; mặc dù điều này vẫn còn gây tranh cãi. Như nhà Ai Cập học Claude Vandersleyen đã bác bỏ quan điểm này vào năm 1983[4]. Hơn nữa, giáo sư Kim Ryholt cho rằng Siamun mới là tên gọi của Senakhtenre[5].

Vào năm 2012, nhà Ai Cập học người Pháp Sébastien Biston-Moulin đã phát hiện tên đầy đủ của Senakhtenre trên một cánh cổng và một mảnh vỡ đá vôi tại đền thờ Amun thuộc khu đền thờ Karnak[6][7]. Cánh cổng cho thấy tên riêng của ông là Ahmose. Theo những dòng văn tự trên cánh cổng, Senakhtenre đã cho dựng ngôi đền này để thờ Amun-Ra, loại đá vôi xây đền được vận chuyển từ thành phố Tura ở Hạ Ai Cập (nằm giữa Cairo and Helwan ngày nay)[8]. Ngoài ra, tên của ông cũng được khắc trên 2 ngôi mộ thuộc Thebes, theo Donald Redford[9].

Những dòng chữ khắc trên cổng đền thờ và mảnh vỡ đá vôi được tìm thấy tại Karnak khẳng định rằng tên riêng của ông là Ahmose chứ không phải Tao như mọi người đã nghĩ, theo Biston-Moulin viết trong phần tóm tắt bài báo cáo của ông[8].

Chú thích

  1. ^ Sébastien Biston-Moulin: Le roi Sénakht-en-Rê Ahmès de la XVIIe dynastie, ENiM 5, 2012, p. 61-71, available online.
  2. ^ Bia đá Stela CG 34002, lưu giữ tại Viện bảo tàng Ai Cập
  3. ^ Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International (2008), p. 380
  4. ^ Claude Vandersleyen: Un Seul Roi Taa sous la 17e Dynastie. In: Göttinger Miszellen Bd. 63, Göttingen 1983, ISSN 0344-385X, S. 67-70.
  5. ^ Ryholt, Kim (1997). The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period. Copenhagen: Museum Tusculanum Press: Carsten Niebuhr Institute Publications, p.279 - 280
  6. ^ A Pharaoh Of The Seventeenth Dynasty Identified At KarnakArchived
  7. ^ Gate found in Karnak Temple adds new name to ancient kings' list
  8. ^ a b Sébastien Biston-Moulin: Le roi Sénakht-en-Rê Ahmès de la XVIIe dynastie, ENiM 5, 2012, p. 61-71, available online
  9. ^ Redford, Donald (1986). "Pharaonic King-Lists, Annals, and Day-Books: A Contribution to the Study of the Egyptian Sense of History", p.43, 48
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios