Tên lửa tấn công đất liền

Tên lửa tấn công đất liền là một loại tên lửa đất đối đất của hải quân có hiệu quả trong việc tấn công vào bờ biển. Loại tên lửa này khác với tên lửa chống tàu, loại được dùng chủ yếu để tấn công các tàu trên biển. Một số loại tên lửa nhiều mục đích có thể phù hợp cho cả hai nhiệm vụ.

Giống như tên lửa chống tàu tầm dài, tên lửa tấn công đất liền thường sử dụng động cơ tuabin hoặc động cơ cánh quạt để đẩy tên lửa hành trình. Để ngăn chặn sự phát hiện ra và các phương pháp chống lại chúng, các tên lửa này thường bay gần mặt đất ở tọa độ rất thấp, sử dụng rada hoặc các hệ thống định vị chính xác như Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), kết hợp với các bản đồ tích trữ của vật thể chướng ngại và các dữ liệu về mặt đất.

Tên lửa tấn công đất liền thường được cài đặt sẵn chương trình trước khi phóng để bám sát theo đường này đến mục tiêu. Sự dẫn hướng của tên lửa khi đến gần mục tiêu ở giai đoạn cuối cùng của hành trình có thể bằng rada chủ động, ra da bị động, ESM, hồng ngoại IR hoặc quang học.

Một vài tên lửa cho phép cập nhật dữ liệu sau khi đã được phóng, một vài loại còn có thể truyền thông tin phản hồi về bệ phóng hay về các thiết bị khác.

Một vài dạng điển hình:

  • RBS15 Thụy Điển Algérie Croatia Đức Phần Lan Ba Lan Thái Lan
  • BGM-109 Tomahawk (TLAM) Hoa Kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
  • Hongniao Trung Quốc
  • YJ-18 Trung Quốc
  • YJ-62 Trung Quốc Pakistan Iran Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Myanmar
  • Naval Strike Missile Na Uy Ba Lan Hoa Kỳ Đức Malaysia
  • CJ-10 Trung Quốc
  • CX-1 Trung Quốc
  • BrahMos/P-800 Oniks Ấn Độ Nga
  • Kh-59 Nga
  • 3M14/3M54 Nga Algérie Ấn Độ Việt Nam Trung Quốc Iran
  • RK-55 / S-10 Nga
  • Hyunmoo-3 Hàn Quốc
  • ALAS (tên lửa) Serbia

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến vũ khí này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s