Thủy bồn thảo

Thủy bồn thảo
Lá thủy bồn thảo
Cây thủy bồn thảo ở Bupyung, Triều Tiên
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Saxifragales
Họ (familia)Crassulaceae
Phân họ (subfamilia)Sedoideae
Tông (tribus)Sedeae
Phân tông (subtribus)Sedinae
Chi (genus)Sedum
Loài (species)Sedum sarmentosum
Danh pháp hai phần
Sedum sarmentosum
Bunge

Thủy bồn thảo (danh pháp khoa học: Sedum sarmentosum) là một loài cây lá bỏng trong chi Sedum, phân tông Sedinae, tông Sedeae, phân họ Sedoideae, họ Lá bỏng, bộ Tai hùm.

Đặc điểm hình thái sinh học

  • Thân mềm sống nhiều năm.
  • Cành cây nhỏ, yếu.
  • mọc vòng 3. Phiến lá hình mác ngược đến hình tròn dài, dài 10 - 25 mm, rộng 1,5 – 4 mm, chóp lá nhọn ngắn, gốc lá rộng, mép nguyên.
  • Cụm hoa dạng xim tán, phần nhánh dài 3 - 5mm, gốc không có cựa, chóp hơi tù. Cánh hoa 5 cánh, vàng nhạt, hình mác đến hình tròn dài, dài 3 - 5 - 7mm, chóp nhọn. Hoa có 10 nhị, ngắn hơn cánh hoa. Tâm bì có năm cái, rời nhau, dài khoảng 5mm. Hoa Thủy bồn thảo thường lưỡng tính[1]
  • Môi trường sinh thái: thường ở khu vực ẩm, chịu bóng râm.
Cây thủy bồn thảo Triều Tiên

Dược tính

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Một số bài thuốc cổ truyền có dùng thủy bồn thảo làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu nhọt, viêm gan siêu vi trùng[2], chữa sốt, sót nhau, rắn cắn.

Phân bổ

Thủy bồn thảo được tìm thấy ở một số nước trên thế giới: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, bắc Thái Lan, Việt Nam, bắc Ý, Balkan và một số khu vườn hoang dã ở Đức.

Tình trạng bảo tồn

Thủy bồn thảo có khả năng tồn tại và phát triển trong tự nhiên yếu nên khu vực phân bổ đang bị hẹp dần.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Xem #Liên kết ngoài, mục trên BKTTVN
  2. ^ Ngọc Hoa (7 tháng 8 năm 2010). “Viêm gan mạn tính hoạt động”. Y tế An Sinh.

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề họ Lá bỏng này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q779570
  • Wikispecies: Sedum sarmentosum
  • BioLib: 39443
  • BOLD: 423088
  • EoL: 583424
  • EPPO: SEDSA
  • FNA: 200009996
  • FoC: 200009996
  • GBIF: 5362004
  • GRIN: 423541
  • iNaturalist: 118473
  • IPNI: 276014-1
  • IRMNG: 10939333
  • ITIS: 24167
  • NCBI: 91146
  • Plant List: kew-2489587
  • PLANTS: SESA
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:276014-1
  • Tropicos: 8900327
  • VASCAN: 4674

Danh sách các loài cây có tình trạng đang bị đe dọa tuyệt chủngViệt Nam

Trầm hương (Aquilaria crassna) | Hoa tiên (Asarum balansae) | Hoàng liên gai (Berberis julianae) | Hoàng liên ba gai (Berberis wallichiana) | Hoàng liên Trung Quốc (Coptis chinensis) | Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta) | Trắc trung (Dalbergia annamensis) | Hoàng liên ô rô (Mahonia beali) | Trúc tiết nhân sâm (Panax bipinnatifidus) | Sâm tam thất (Panax pseudoginseng) | Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) | Bát giác liên (Podophyllum tonkinense) | Ba gạc hoa đỏ (Rauvolfia serpentina) | Ba gạc Phú Hộ (Rauvolfia vomitoria) | Thủy bồn thảo (Sedum sarmentosum) | Bình vôi Quảng Tây (Stephania kwangsiensis) | Cam thảo Đá Bia (Telosma procumbens) | Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) | Bách bộ đứng (Stemona saxorum) | Bách xanh (Calocedrus macrolepis) | Hoàng đàn (Cupressus torulosa) | Thông nước (Glyptostrobus pensilis) | Tô hạp đá vôi (Keteleeria davidiana) | Vù hương (Cinnamomum balansae)