Trận Lemberg (1914)

Trận Lemberg
Một phần của Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Mặt trận phía Đông, Tháng 9 năm 1914.
Thời gian26 tháng 8-11 tháng 9 năm 1914
Địa điểm
Lemberg, Galicia, ngày nay thuộc Ukraina
Kết quả Đế quốc Nga chiến thắng
Tham chiến
 Nga  Áo-Hung
Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Nga Nikolai Judovich Ivanov
Đế quốc Nga Nam tước Salza
Đế quốc Nga Alexei Evert
Đế quốc Nga Pavel Plehve
Đế quốc Nga Nikolai Ruzsky
Đế quốc Nga Aleksei Brusilov
Đế quốc Áo-Hung Conrad von Hötzendorf
Đế quốc Áo-Hung Viktor Dankl
Đế quốc Áo-HungMoritz von Auffenberg
Đế quốc Áo-HungRudolf Brudermann
Lực lượng
1.200.000 người 950.000 người
Thương vong và tổn thất
225.000 - 250.000 người (bao gồm 40.000 bị bắt) 100.000 người chết
220.000 bị thương
130.000 bị bắt làm tù binh
  • x
  • t
  • s
Mặt trận phía Đông
Nga tấn công Đông Phổ

Stallupönen • Gumbinnen • Tannenberg • Hồ Masuren lần 1


Trận Lemberg thứ nhất

Kraśnik • Komarow • Rawa • Przemyśl


1914

Sông Wisla • Łódź • Limanowa-Lapanów


1915

Bolimów • Hồ Masuren lần 2 • Gorlice-Tarnów • Bug • Novogeorgievsk • Đại rút lui • Švenčionys


1916

Hồ Naroch • Cuộc tổng tấn công của Brusilov (Kostiuchnówka • Kowel) • Cuộc chiến Đêm Giáng sinh


1917 - 1918

Cuộc tổng tấn công của Kerensky • Chiến dịch Albion • Chiến dịch Faustschlag

Trận Lemberg là trận đánh diễn ra giữa đế quốc Ngađế quốc Áo-Hung từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 11 tháng 9 1914 trong thế chiến thứ nhất tại Lemberg, Galicia. Kết thúc trận đánh là việc Nga chiếm được Lemberg và đánh cho Áo-Hung đại bại.

Hoàn cảnh dẫn đến trận đánh

Khi nghe tin quân Nga bị đồng minh Đức đánh bại tại Đông Phổ, tham mưu trưởng quân đội Áo-Hung quyết định mở 1 cuộc phản công đẩy lùi quân Nga khỏi Galicia để ngăn chặn quân Nga tiến quá sâu vào lãnh thổ Áo-Hung. Nikolai Ivanov, tổng chỉ huy quân Nga tại mặt trận Tây Nam cho rằng cuộc phản công của quân đội Áo-Hung sẽ diễn ra tại địa điểm gần pháo đài Lemberg. Ông ra lệnh cho 2 tập đoàn quân Nga từ phía đông phối hợp với 2 tập đoàn quân khác tấn công từ phía bắc.

Diễn biến

Tập đoàn quân số 1 của đế quốc Áo-Hung dưới sự chỉ huy của Viktor Dankl di chuyển lên phía Bắc Galicia đến Brest-Litovsk để cắt con đường giao thông bằng xe lửa từ Warsaw đến Kiev. Quân của Dankl đã đẩy lùi tập đoàn quân số 4 của Nga tại Krasnik. Về phía cánh phải của Dankl, tập đoàn quân số 4 của Áo cùng đẩy lùi được tập đoàn quân số 5 của Nga dưới sự chỉ huy của Pavel Plehve.

Lợi dụng quân Nga liên tiếp bị đẩy lùi tại phía Bắc, quân Áo ở phía Nam Galicia đồng thời cũng mở cuộc tấn công vào cánh trái quân Nga. Tập đoàn quân số 3 của Nga dưới sự chỉ huy của Nikolai Ruzsky và tập đoàn quân số 8 dưới sự chỉ huy của Aleksei Brusilov đã đánh tan cuộc tấn công đó của quân đội Áo-Hung và vì điều kiện đường sá không tốt nên quân Nga phải dừng việc tiến quân trong 2 ngày. Tuy nhiên trận thua lớn đã làm cho quân đội Áo-Hung không thế tập hợp lại lực lượng và ngăn cuộc tiến quân của quân Nga.

Với sự rút lui của quân đội Áo-Hung tại phía nam Galicia, Conrad đã rút phần lớn quân lực ở phía bắc xuống tăng cường vì cho rằng quân Nga ở phía bắc đã hoàn toàn bị đánh bại. Đó là 1 quyết định sai lầm vì quân Nga ở phía bắc vẫn còn khả năng tổ chức tấn công. Tổng chỉ huy quân đội Nga ở mặt trận Tây Nam, Ivanov ra lệnh cho tướng Plehve chỉ huy tập đoàn quân số 5 tấn công và đẩy lùi quân Áo ở phía Bắc Galicia đang di chuyển xuống chi viện cho phía Nam. Tập đoàn quân số 2 của Áo được nhanh chóng gọi về từ Serbia để chi viện nhưng đã quá muộn để xoay chuyển tình thế. Toàn bộ phòng tuyến của Áo tại Galicia sụp đổ và quân đội Nga nắm quyền kiểm soát Lemberg.

Kết quả

Với sự rút lui của quân Áo, nhiều người Slaver và người Tiệp Khắc trong quân đội Áo-Hung đã ra đầu hàng hàng loạt và thậm chí một số còn chuyển sang chiến đấu cho quân Nga. Kết thúc trận đánh vào ngày 11 tháng 9, số tổn thất của 2 bên là 255.000 quân Nga và 300.000 quân Áo-Hung, 130.000 quân Áo-Hung khác bị bắt làm tù binh.

Sau trận đánh này, quân Nga đã tiến sâu vào lãnh thổ Áo-Hung 100 dặm, tiến sát chân núi Carpathian và bao vây thành phố Przemyśl và cuộc vây hãm thành phố này đã kết thúc sau hơn 100 ngày. Nếu quân Nga không gặp khó khăn về hậu cần và hạn chế tổn thất thì có thể đã loại Áo-Hung ra khỏi vòng chiến ngay năm 1914. Trận đánh này đã làm quân đội Áo-Hung gặp phải thiệt hại nặng và làm nước này mất đi nhiều binh lực tại mặt trận phía Đông.

Tham khảo

  • Tuchman, Barbara, The Guns of August (1962)
  • Tucker, Spencer, The Great War: 1914-18 (1998)
  • Nikolai Golovin. Những trận đánh lớn tại Galicia Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Châu Á-Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Địa Trung Hải
Tham chiến
Đế quốc Nga/Chính phủ Lâm thời Nga • Đế quốc Pháp: Pháp, Việt Nam • Đế quốc Anh: Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Newfoundland, Nam Phi • Ý • Romania • Hoa Kỳ • Serbia • Bồ Đào Nha • Trung Quốc • Nhật Bản • Bỉ • Montenegro • Hy Lạp • Armenia • Brazil
Đế quốc Đức • Đế quốc Áo-Hung • Đế quốc Ottoman • Bulgaria
Diễn biến
Trước chiến tranh
Mở màn
Nguyên nhân sâu xa • Vụ ám sát Đại vương công Franz Ferdinand • Khủng hoảng Tháng Bảy
1914
1915
Trận Ypres lần thứ hai • Chiến dịch Gallipoli • Trận Isonzo • Đại Rút lui • Chiếm Serbia • Cuộc vây hãm Kut
1916
Chiến dịch Erzerum • Trận Verdun • Chiến dịch tấn công hồ Naroch • Trận Asiago • Trận Jutland • Trận Somme • Cuộc tổng tấn công của Brusilov • Chiếm Romania
1917
Baghdad thất thủ • Hoa Kỳ tham chiến • Trận Arras thứ hai • Cuộc tổng tấn công của Kerensky • Trận Ypres thứ ba • Trận Caporetto • Trận Cambrai
1918
Hiệp định đình chiến Erzincan • Hòa ước Brest-Litovsk • Tổng tấn công Mùa xuân • Tổng tấn công Một trăm ngày • Tổng tấn công Meuse-Argonne • Trận Baku • Trận Megiddo • Trận Vittorio Veneto • Đình chiến với Đức • Đình chiến với Đế quốc Ottoman
Các sự kiện khác
Bạo loạn Maritz (1914–1915) • Angola (1914–1915) • Âm mưu Hindu–Đức (1914–1919) • Khởi nghĩa Ireland (1916) • Cách mạng Nga (1917) • Nội chiến Phần Lan (1918)
Sau chiến tranh
Nội chiến Nga (1917–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ukraina (1917–1921) • Chiến tranh Armenia–Azerbaijan (1918–1920) • Chiến tranh Georgia–Armenia (1918) • Cách mạng và can thiệp tại Hungary (1918–1920) • Cách mạng Đức (1918–1919) • Chiến tranh Hungary-Romania (1918–1919) • Khởi nghĩa Wielkopolska (1918–1919) • Chiến tranh giành độc lập Estonia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Latvia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Lithuania (1918–1920) • Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba (1919) • Chiến tranh Ba Lan–Ukraina (1918–1919) • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ireland (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923) • Chiến tranh Ba Lan-Lithuania (1920) • Nga Xô viết xâm lược Georgia (1921) • Nội chiến Ireland (1922–1923)
Khía cạnh khác
Tổng quan
Giao tranh quân sự • Hải chiến • Không chiến • Ném bom chiến lược • Mật mã • Sử dụng ngựa • Hơi độc • Đường xe lửa • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh chiến hào • Chiến tranh toàn diện • Danh sách các cựu binh sống sót của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Các ảnh hưởng/
Tội ác chiến tranh
Thương vong • Bệnh cúm Tây Ban Nha • Vụ thảm sát Bỉ • Dân Ottoman: (Diệt chủng Armenia • Diệt chủng Assyria • Diệt chủng Hy Lạp) • Phụ nữ • Văn học
Hiệp ước/
Hòa ước
Chia cắt đế quốc Ottoman • Sykes-Picot • St.-Jean-de-Maurienne • Pháp-Armenia • Damascus • Hội nghị hòa bình Paris • Hòa ước Brest-Litovsk • Hòa ước Lausanne • Hòa ước London • Hòa ước Neuilly • Hòa ước St. Germain • Hòa ước Sèvres • Hòa ước Trianon • Hòa ước Versailles
Kết quả
Thể loại  • Chủ đề • Dự án
 Từ điển •  Thông tin •  Danh ngôn •
 Văn kiện và tác phẩm •  Hình ảnh và tài liệu •  Tin tức